Lịch sử Sơn Tây (tỉnh cũ)

Bản đồ tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc (năm 1924).

Lịch sử vùng đất Sơn Tây

Sơn Tây là vùng đất cổ, có lịch sử lâuđời “Thuở trước công nguyên, Sơn Tây - XứĐoài là ĐẤT TỔ, vì đấy là vùng thềm phù sa cổ, vùng thượng châu thổ của tamgiác châu sông Nhị - Thái Bình”, với nhiều di chỉ khảo cổ học thời tiền sử,sơ sử, đồng thời là nơi chứng kiến sự xuất hiện nhà nước đầu tiên - Nhà nướcVăn Lang, Âu Lạc; được minh chứng qua các di tích “Ở đồi Vạn Thắng, Cổ Đô (tổng Thanh Mai cũ) và ở ngay các gò Mông Phu (MôngPhụ - Mía) đã tìm thấy các di vật cuội đẽo thuộc văn hóa đá cũ Sơn Vi tuổi đãxấp xỉ 2 vạn năm”,… “Ở Sơn Tây đã cóhàng chục di chỉ cư trú sơ kỳ đồng thau (xấp xỉ 4000-3500 năm cách ngày nay):Điển hình là các di chỉ ở Hoàng Xá. Ở chân núi Phượng Hoàng cạnh núi Sài Sơn, ởGò Mả Đống- Ba Vì”, nhiều ý kiến cho rằng “Bậc thềm Sơn Tây - Ba Vì là linh địa của trung tâm đất Mê Linh thời cổ,nay là vùng Cổ Đông chân núi Tản Viên…là vùng đất có bề dày lịch sử, gắn liềnvới tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc”.

Ngược dòng lịch sử ngành khảo cổhọc đã cho niên đại của vùng đất này có con người sinh sống cách nay hàng vạnnăm, những di tích, nền văn hóa khảo cổ cũng chứng minh nơi đây từ xa xưa làđịa bàn cư trú của người Việt cổ, nền văn hóa Đông Sơn bao trùm một phạm virộng lớn trên dải đất cổ của Sơn Tây, và đây là nền văn hóa bản địa, là cơ sởcho sự ra đời của nhà nước. Đây là cương vực của quốc gia Văn Lang, là khu vựcgần sát địa bàn mà Hùng Vương đã chọn dải đất Phong Châu để làm kinh đô thờilập nước.

Tên gọi “Sơn Tây” xuất hiện trên sử sách đã hơn 500 năm. Năm Quang Thuận thứ10 (1469), vua Lê Thánh Tông thấy nơi này có mấy ngọn núi và ở phía Tây thànhThăng Long mới đặt là Sơn Tây thừa tuyên.

Qua từngthời kỳ, vùng đất cổ Sơn Tây có những thay đổi về cương vực đơn vị hành chính, có khi là một vùng đất rộng lớn hơn sau này, có lúc thì tách nhập đổi tên vàomột quận, huyện dưới thời Bắc thuộc, về đại để sách sử chép lại vùng đất này như sau: “Đất đai Sơn Tây, xưa gọi là Phong Châu, thời Hùng Vương định đô ở đấy, “Theo Nam sử, địa phận Sơn Tây ngày nay, vốn thủa xưa thuộc đất Phong Châu, tức là kinh đô của 18 đời Hùng Vương”, dựng quốc hiệu Văn Lang, chia trong nước làm 15 bộ, Phong Châu, Phúc Lộc, Chu Diên tức là đất Sơn Tây nay. Đời Tần Thuỷ Hoàng, quận huyện đất ấy đặt làm Tượng Quận, kéo dài đến tận phía Nam Quế Lâm. Vào thời Tần là đất Lục Lương, thời thuộc Hán gọi là Mê Linh, cho lệ vào bộ Giao Chỉ (quận Giao Chỉ). Thời Ngô chia đặt bộ Tân Hưng, nhà Tấn đổi làm bộ Tân Xương. Thờ Tống, Tề, Lương đều theo tên như đời Tấn, đời Tuỳ gọi là Gia Ninh, đều cho nhập vào quận Giao Chỉ. Đời Đường lại gọi là Phong Châu, thuộc An Nam đô hộ phủ thì đất Lục Lương, Mê Linh, Chu Diên, Tân Hưng, Tân Xương, Gia Ninh hay Phong Châu đều là đất Sơn Tây vậy. Thời Sứ quân Nguyễn Khoan[1] gọi là đất Tam Đái triều Đinh cùng nhà Tiền Lê thay đổi không thống nhất. Đến triều Lý gọi là châu Quốc Oai, lại gọi là châu Quảng Oai, đời Trần là trấn Quảng Oai, cũng gọi là lộ Tam Giang” (Sơn Tây quận huyện bị khảo).

Thời Hồ, về cơ bản các đơn vị hành chính không khác nhiều so với thời Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi gọi các phủ, lộ là trấn và đặt thêm chức quan ở đó, bãi bỏ chức Đại tiểu tư xã, chỉ để quản giáp như cũ. Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô về Thanh Hóa, và gọi là Tây Đô. Phủ, lộ là cấp hành chính địa phương cao nhất của nước Đại Ngu, một số được đổi thành trấn từ cuối thời Trần. Cả nước có 24 đơn vị hành chính, Sơn Tây thuộc trấn Quảng Oai.

Đến thời Lê Sơ, năm 1428 vua Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, vùng Sơn Tây bây giờ gọi là đạo Tây và gồm có “Quốc Oai Thượng, Quốc Oai Trung và Quốc Oai Hạ”. Nhưng đây là cách phân chia đơn vịhành chính ở thời kỳ đất nước sau khi độc lập, hay còn được gọi là thời kỳ “quá độ”[2], những đại thần cai quản các đạo này (quan Hành khiển) có quyền rất lớn, do vậy mà quyền lực không thể tập trung cao độ vào tay vua (hoàng đế), sau này thì Lê Thánh Tông đã tiến hành sắp xếp lại cho chặt chẽ hơn, thâu tóm quyền lực vào tay vua[3].

Diên cách vùng đất Sơn Tây qua các triều đại phong kiến

Theo sách Sơn tây dư đồ và sách Sơn Tây thành trì tỉnh Vĩnh Yên hạt sự tích(Sơn Tây sự tích) thì thành cũ vốn được xây dựng từ thời Lê Sơ “thuộc địa phận xã La Thẩm, huyện Tiên Phong. Thành được xây dựng từ năm tháng nào thì không có mấy ai được rõ, mãi về sau tavẫn thấy vết tích của nó còn lưu lại là một con đường nhỏ, chạy từ chân đê tới bờ sông”. Trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí sử gia Phan Huy Chú cũng cho biết thêm “Đất La Phẩm ở huyện Tiên Phong là trấn sở của triều cũ. Trong đời Cảnh Hưng mới dời đến xã Cam Giá, huyện Phúc Lộc”.

Nhà Sử học triều Nguyễn là Đặng Xuân Bảng trong sách Việtsử cương mục tiết yếu (quyển IV, kỷ nhà Lê - Thánh tông Thuần hoàng đế),chép về việc chia đặt các đơn vị hành chính địa phương: “Hồiquốc sơ, chia làm 5 đạo[4]. Đến đây chia làm 12 đạo. Đó là các đạo: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa (nay là Thừa Thiên và Quảng Trị), Thiên Trường (nay là các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định),Nam Sách (nay là Hải Dương), Quốc Oai (nay là Sơn Tây)…”. Cũng trong sách này có đoạn nói về việc đổi Quốc Oai thành Sơn Tây có 6 phủ 24 huyện “Phủ Quốc Oai có 6 huyện là Từ Liêm, Phúc Lộc, Yên Sơn, Thạch Thất và Đan Phượng. Phúc Lộc nay là Phúc Thọ…Phủ Quảng Oai có 2 huyện là Mỹ Lương và Minh Nghĩa. Minh Nghĩa nay là Tùng Thiện”[5].

Sử gia Lê Quý Đôn trong phần nói về Phong vực (bờ cõi) đã dành nhiều trang viết về Sơn Tây, đó là những ghi chépkhá phong phú, có thể coi là sớm nhất về vùng đất này. Về hành chính “Khoảng niên hiệu Hồng Đức, trấn Sơn Tây gọi là xứ Tam Giang, sau mới đổitên này”[6]. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi làm thừa tuyên Quốc Oai, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lêđã chép “Đặt 13 đạo thừa tuyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, ThiênTrường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô”.

Năm Kỷ Sửu(1469), Quang Thuận năm thứ 10, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc thành lập thừa tuyên Sơn Tây, như sau: “Mùa hạ, tháng tư…Quy định bản đồ của phủ, châu, huyện, xã, trang sách thuộc 12 thừatuyên…Sơn Tây 6 phủ 24 huyện”[7]. Năm Quang Thuận 10 (1469) “đổi đặt 13 đạo thừa tuyên thì gọi là đạo Quốc Oai, đặt các chức Chuyển vận chánh, phó sứ cùng là Tuần kiểm thuộc bản đạo Thừa tuyên. Năm Hồng Đức (1470-1497) đặt 12 Thừa tuyên, vẽbản đồ, lại gọi là đạo Sơn Tây. Dưới đạo chia đặt phủ, huyện, đổi chức Chuyểnvận chánh sứ làm Tri phủ, Phó sứ làm tri huyện, Tuần kiểm làm Huyện Thừa”[8].

Năm Canh Tuất (1490), niên hiệu Hồng Đức năm thứ 21 vua Lê Thánh Tông cho người đo đạc lập địa đồ của nước Đại Việt “Mùa hạ, tháng 4, ngày 4, xác định bản đồ toàn quốc: 13 xứ thừa tuyên, 52 phủ, 178huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40động, 30 nguồn, 30 trường”. Bộ Hồng Đức bản đồ[9] vẫn còn được truyền lại tới ngàyhôm nay, đây là một tư liệu rất quý về địa hình sông núi của nước ta, nhất là về hành chính của các trấn, thừa tuyên, trong cả nước. Cũng năm này, lại đổi gọi các đơn vị hành chính địa phương thànhxứ thừa tuyên, đó là các xứ thừa tuyên “SơnNam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Lạng Sơn, An Bang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam và phủ Trung Đô”[10]

Khi thành lập tỉnh Sơn Tây có 5 phủ:

  1. Phủ Quốc Oai, ban đầu gồm 4 huyện: Đan Phượng (về sau, thời Pháp thuộc được chuyển về phủ Hoài Đức), Mỹ Lương (nay là vùng đất thuộc một phần địa bàn huyện Mỹ Đức;tây huyện Chương Mỹ Hà Nội, huyện Lương Sơn và huyện Kim Bôi Hòa Bình), Thạch Thất, Yên Sơn (nay là huyện Quốc Oai)[11][12]. Đến thời Pháp thuộc, sáp nhập thêm huyện Phúc Thọ từ phủ Quảng Oai về. Riêng huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai thời còn là trấn Sơn Tây được cắt về phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội năm 1831.[13]
  2. Phủ Quảng Oai, ban đầu gồm 4 huyện: Phúc Thọ (nguyên là huyện Phúc Lộc trấn Sơn Tây những năm 1802-1823, ngày nay gồm địa bàn: huyện Phúc Thọ, phần phía bắc thị xã Sơn Tây, xã Cam Thượng huyện Ba Vì), Bất Bạt (nay là một phần các huyện Ba Vì, Hà NộiKỳ Sơn, Hòa Bình), Minh Nghĩa (đến năm 1853 đổi là Tùng Thiện, nay là phần phía nam thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì), Tiên Phong (về sau, thời Pháp thuộc đổi là huyện Quảng Oai, nay thuộc phần phía bắc huyện Ba Vì Hà Nội).[14][15]
  3. Phủ Tam Đới /Đái (nay thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc), gồm các huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Phù Khang, Yên Lạc, Yên Lãng.
  4. Phủ Đoan Hùng (nay thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang), gồm các huyện: Đông Quan, Đương Đạo, Sơn Dương, Tam Dương, Tây Quan.
  5. Phủ Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), gồm các huyện: Hạ Hoa (nay là Hạ Hòa), Hoa Khê (nay là Cẩm Khê), Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao), Thanh Ba. Riêng huyện Tam Nông tách khỏi Sơn Tây năm 1831 để nhập vào tỉnh Hưng Hóa, làm nơi đặt tỉnh lị tỉnh Hưng Hóa.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau khi đánh chiếm và đô hộ Bắc Kỳ, chính quyền thực dân Pháp thực thi chính sách chia để trị, tỉnh Sơn Tây đã bị cắt phần lớn đất đai để lập mới các tỉnh Hưng Hóa, Vĩnh Yên, Phù Lỗ, Hòa Bình.

Ngày 22 tháng 6 năm 1886, tách các vùng người Mường cư trú để lập tỉnh Mường (tức tỉnh Hòa Bình sau này). Lúc đầu, tỉnh lị tỉnh Mường đặt ở Chợ Bờ (nay thuộc Đà Bắc), nên gọi là tỉnh Chợ Bờ, sau chuyển về làng Vĩnh Diệu, xã Phương Lâm, vốn thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, nên đổi tên thành tỉnh Hoà Bình.

Ngày 18 tháng 4 năm 1888, thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định tách phủ Đoan Hùng (lúc đó gồm 3 huyện Hùng Quan, Ngọc Quan và Sơn Dương) khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Sơn Tây sau đó còn 4 phủ: phủ Quốc Oai (gồm 2 huyện Thạch Thất và Yên Sơn), phủ Quảng Oai (gồm 4 huyện Bất Bạt, Phúc Thọ, Tiên Phong, Tùng Thiện), phủ Vĩnh Tường (gồm 5 huyện Bạch Hạc, Lập Thạch, Yên Lạc, Yên Lãng và Tam Dương), phủ Lâm Thao (gồm 5 huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sơn Vi, Thanh Ba).

Ngày 20 tháng 10 năm 1890, tách toàn bộ phủ Vĩnh Tường, cùng với huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên lập đạo Vĩnh Yên. Nhưng đến 12/4/1891 lại bãi bỏ đạo Vĩnh Yên, nhập vào tỉnh Sơn Tây. Như vậy tỉnh Sơn Tây có thêm huyện Bình Xuyên. Đến ngày 29/12/1899 lại tách đạo Vĩnh Yên (gồm cả huyện Bình Xuyên) ra để lập tỉnh Vĩnh Yên.

Phủ Lâm Thao cũng được tách khỏi tỉnh Sơn Tây. Sau khi tỉnh Hưng Hóa được tách đất để lập mới các quân khu, tiểu quân khu, khu quân sự Lào Cai, Yên Bái, Vạn Bú... chỉ còn lại 2 huyện Tam NôngThanh Thuỷ, ngày 8/9/1891 3 huyện Phù Ninh, Sơn Vi, Thanh Ba của phủ Lâm Thao được tách khỏi tỉnh Sơn Tây, kết hợp với 2 huyện còn lại của tỉnh Hưng Hoá để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới; 2 huyện Cẩm KhêHạ Hoà được tách khỏi phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây để nhập vào Tiểu quân khu Yên Bái. Ngày 9 tháng 12 năm 1892, huyện Cẩm Khê lại được tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái để nhập về tỉnh Hưng Hoá mới; ngày 5/6/1893 huyện Hạ Hòa cũng được tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái để vào nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới. Như vậy, từ tháng 9 năm 1891 đến tháng 6 năm 1893, toàn bộ phủ Lâm Thao gồm 5 huyện đều được điều chuyển về tỉnh Hưng Hóa mới. Từ năm 1903 tỉnh Hưng Hóa mới đổi tên là tỉnh Phú Thọ.

Sau khi đã tách đất cho các tỉnh Phú ThọVĩnh Phúc ngày nay, ranh giới phía tây, phía bắc và phía đông của tỉnh Sơn Tây là sông Đà, sông Hồngsông Đáy.

Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Sơn Tây vẫn là 1 tỉnh gồm có 6 huyện: Bất Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và trụ sở tỉnh lỵ là thị xã Sơn Tây.

Ngày 1 tháng 7 năm 1965 tỉnh Sơn Tây nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây. Địa danh "tỉnh Sơn Tây" từ đó mất hẳn trên các văn bản chính thức. Sau đó, vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hà Tây nhập với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Năm 1978, tỉnh Sơn Tây cũ (trừ huyện Quốc Oai) tách khỏi tỉnh Hà Sơn Bình và nhập vào thành phố Hà Nội; từ 1991 nhập trở lại tỉnh Hà Tây. Từ 1/8/2008 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quyết định sáp nhập Sơn Tây cùng toàn bộ tỉnh Hà Tây vào Hà Nội.